SƠN CHỊU NHIỆT 600℃ HẢI ÂU SK6950, MÀU NHŨ BẠC - THÙNG 20 LÍT

  • Mã sản phẩm: SO1329
  • Tình trạng: Còn Hàng
5,082,000đ

_ Sơn chịu nhiệt 600 độ C Hải Âu SK6950 màu nhũ bạc được sản xuất trên cơ sở nhựa Silicolphene kết hợp nhựa Acrylic, bột màu nhũ, phụ gia đặc biệt.

_ Sơn chịu nhiêt được dùng để sơn bảo vệ cho các thiết bị thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao (≤ 600oC ).

_ Được dùng làm sơn phủ bảo vệ cho sắt thép, kết cấu kim loại như buồng đốt sấy, hệ thống khí thải...


1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

_ Sơn chịu nhiệt Hải Âu 600℃ SK6950 là dòng sơn một thành phần: Được sản xuất trên cơ sở nhựa Silicolphene kết hợp nhựa Acrylic, bột màu nhũ, phụ gia đặc biệt.

_ Màu sắc: Màu nhũ bạc.

_ Hệ sơn: Chịu nhiệt

_ Đóng gói: 20 lít/thùng.

_ Sản xuất: Nhà máy sơn Hải Âu.

 SON-CHIU-NHIET-600-HAI-AU-SK6950-MAU-NHU-BAC---THUNG-5-LIT-2 

_ Sơn chịu nhiệt Hải Âu được dùng để sơn bảo vệ cho các thiết bị thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao như máy móc, lò vi sóng, ống khói, lò nướng... Sơn bảo vệ cho các thiết bị thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao (≤ 600oC ).

2. SƠN CHỊU NHIỆT LÀ GÌ?

- Sơn chịu nhiệt là một loại sơn dầu có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 1200 độ C, được sử dụng ở những thiết bị cần mức chịu nhiệt lớn như lò nung, lò hơi, lò, đốt, lò sưởi, động cơ máy phát điện, kiềng bếp ga, bô xe máy …. Loại sơn này thường dùng để phủ lên một số đồ vật nhằm giúp cho các đồ vật này chống chọi được với nhiệt độ, tác động bên ngoài, không bị ăn mòn, rỉ sét. Đồng thời, còn giúp cho bề mặt đồ vật đẹp hơn.

- Phân loại theo đặc tính nhiệt độ, thì sơn chịu nhiệt bao gồm các loại sau:

  • Sơn chịu nhiệt 200 độ C: Là loại sơn thường được sử dụng cho bếp lò, nồi hơi, điện trở nhiệt, động cơ tàu, ống bô xe, máy làm thoáng khí, dây chuyền hấp và những dụ cụ tương tự được sử dụng trong phạm vi ngượng nhiệt độ 200 độ C.

    - Ngoài khả năng chịu nhiệt lên đến 200 độ , sơn còn chịu nước, chịu hóa chất. Giữ được độ bền của màu sắc và độ bám dính cực tốt. Chịu được mài mòn không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự xúc tác của nhiệt độ.

  • Sơn chịu nhiệt 300 độ C: Dùng để sơn phủ lên bề mặt sản phẩm nơi phải chịu nhiệt độ cao để bảo vệ các kết cấu kim loại, như buồng đốt sấy, hệ thống ống khói khí thải công nghiệp, ống xả nhiệt, dây chuyền sấy nóng, bếp đun,…

     - Sơn chịu được nhiệt 300°C vừa bảo vệ sản phẩm không bị rỉ sét, han gỉ, giúp cách điện và có tính bền hoá cao. Sơn có thể bám dính cực tốt và các bề mặt kim loại sắt thép, nhôm, nhựa, và có thể là gỗ nữa …

      Đại diện cho sơn nhiệt 300°C là hãng sơn Rainbow, Hải Âu, Nippon …

  • Sơn chịu nhiệt 600 độ C: Cũng là 1 loại sơn dầu gốc Silicon, có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C ( tương đương với 1112 độ F ), là lựa chọn bảo vệ tuyệt vời cho các đường ống xả, lò sưởi, nồi hơi, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt độ cao khác.
  • Sơn chịu nhiệt 800 độ C: Là loại sơn dầu có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 800 độ C, được dùng trong các đường ống dẫn khí nóng, khí thải công nghiệp …
  • Sơn chịu nhiệt 900 độ C: Là loại sơn trên kim loại có tác dụng chịu được nhiệt độ cao lên đến 900 độ C, được dùng trong lò đốt, lò nung, tủ sấy, ống xả xe, bếp chia lửa, kiềng bếp ga, nồi hơi, nồi cô đặc …
  • Sơn chịu nhiệt 1000 độ C: là dòng sơn trên bề mặt kim loại có thể chịu được sự tác động của nhiệt độ cao đến 1000 độ C, bám dính tốt trên các bề mặt sắt, thép, nhôm

- Có thể nhắc đến 1 số thương hiệu sơn cung cấp sơn chịu nhiệt uy tín trên thị trường hiện nay: Rainbow, Hải Âu, Nippon, KCC, Jotun, Seamaster, …

3. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA SƠN CHỊU NHIỆT:

  Ưu điểm:

Là dòng sản phẩm đặc thù với các tính năng riêng và nổi bật, sơn chịu nhiệt đáp ứng hiệu quả nhu cầu bảo dưỡng máy móc, thiết bị cho người dùng. Cùng điểm danh các ưu điểm quan trọng của sơn chịu nhiệt:

  • Ngưỡng chịu nhiệt lên đến 1200 độ C.
  • Màng sơn cứng, chịu đựng mài mòn tốt.
  • Bền màu, bền nhiệt độ.
  • Chịu tác động của dầu, nước, hóa chất rất tốt.
  • Tính năng cơ lý của màng sơn cao.
  • Độ bám dính cực tốt.
  • Dễ thi công.

  Nhược điểm:

  • Hạn chế của sơn chịu nhiệt là màu sắc không phong phú như các dòng sơn khác.

4. HƯỚNG DẪN THI CÔNG SƠN CHỊU NHIỆT:

  • Chuẩn bị bề mặt:

_ Bề mặt phải sạch, khô và không dính các tạp chất khác.

_ Độ nhám bề mặt: sử dụng hạt thổi thích hợp để đạt độ nhám cấp độ Fine tới Medium G.

_ Lớp sơn chống rỉ zinc silicate phải sạch và đóng rắn hoàn toàn.

  • Thi công sơn chịu nhiệt:

_ Dụng cụ: Ru lô, Cọ (Cọ chỉ dùng khi sơn dặm và sơn cho những vị trí nhỏ, cần lưu ý khi sơn để đạt được chiều dầy khô chỉ định.) hoặc máy phun sơn.

_ Nhiệt độ bề mặt tối thiểu phải cao hơn 3 độ C so với điểm sương của không khí, nhiệt độ và độ ẩm môi trường được đo tại khu vực xung quanh bề mặt.

_ Khi thi công trong khu vực kín phải thông gió tốt để bảo đảm qúa trình khô / đóng rắn.

_ Khuấy đều thùng sơn thật kỹ trước khi thi công.

_ Tiến hành sơn 1-2 lớp sơn chịu nhiệt Hải Âu.

Lưu ý: Dụng cụ thi công phải làm sạch bằng nước trước, trong và sau khi thi công.

5. ỨNG DỤNG SƠN CHỊU NHIỆT:

   Ứng dụng trong cuộc sống:

Những loại sơn chịu nhiệt có nhiệt độ không quá cao (200 độ C, 300 độ C…) được ứng dụng vào các vật dụng cuộc sống hàng ngày:

  • Sơn các loại quạt máy: quạt hoạt động hằng ngày nên các chi tiết máy quạt như môtơ được phủ sơn chịu nhiệt để tránh rỉ sét, dầu mỡ và độ ẩm.
  • Ống dẫn truyền và xả xe: hệ thống dẫn xả của xe khi vận hành sẽ tỏa nhiệt cao nên dễ bị hao mòn. Dùng sơn chịu nhiệt sẽ giúp hệ thống này chống lại tác động của nhiệt độ, kéo dài thời gian sử dụng.
  • Lò nướng: sơn chịu nhiệt giúp lò nướng được bảo vệ khi phải làm chín thực phẩm với nhiệt độ rất cao.
  • Kiềng bếp ga, pép chia lửa…
  • Khung cửa bằng sắt thép, mái tôn ở các khu vực chống nóng…

   Ứng dụng trong công nghiệp:

Các dòng sơn chịu nhiệt 600 độ C trở lên phù hợp sử dụng trong ngành công nghiệp, giúp bảo vệ thiết bị công nghiệp phải hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao suốt thời gian dài:

    • Các chi tiết trong động cơ công nghiệp, máy móc băng chuyền sấy công nghiệp…
    • Bảo vệ cột ống khói khí thải công nghiệp khi chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài.
    • Sơn nồi hơi công nghiệp: thiết bị dùng để làm nóng các chất lỏng, tỏa nhiệt cao khi sử dụng.
    • Lò nung, lò đốt: thường dụng trong các ngành công nghiệp kết cấu trụ thép, khung nhà xưởng…

Ứng dụng sơn chịu nhiệt trong các lò nung đốt công nghiệp

Ứng dụng sơn chịu nhiệt trong các lò nung đốt công nghiệp

   Lưu Ý Khi Sử Dụng Sơn Chịu Nhiệt:

  • Cần làm sạch vết bẩn, gỉ sét, làm khô bề mặt trước khi sơn.
  • Không nên thi công sơn khi trời mưa, độ ẩm trên 85%.
  • Sau khi sơn cần tránh bề mặt sơn bị tiếp xúc với NaOH (hư màng sơn).
  • Dựa vào bảng màu sơn, nhiệt độ quy định của nhà sản xuất để mua loại sơn phù hợp với mục đích.
  • Lưu ý vấn đề an toàn khi dùng sơn chịu nhiệt:
  • Không để sơn tiếp xúc với lửa bởi dễ gây cháy.
  • Để sơn xa nơi đựng thực phẩm và tầm tay trẻ em.
  • Dùng đồ bảo hộ (kính, găng tay, mặt nạ hơi phòng độc…) khi thi công sơn chịu nhiệt.
  • Xử lý sơn bị đổ đúng cách: dùng đất, cát làm vật liệu hút để ngấm hết chỗ sơn bị đổ rồi thu dọn.
  • Xử lý sơn thừa đúng quy định: theo hướng dẫn của nhà sản xuất (không đổ xuống cống, rãnh, nguồn nước…).

Chúng tôi cam kết:

+ Chất lượng sản phẩm tốt nhất.

+ Sản phẩm 100% mới.

+ Giá thành tốt nhất.

Mọi thắc mắc, cần tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới công ty để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TM DV MỸ ANH SAFETY

[Chuyên cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động và vật tư công trình]

* Hotline: 0901 383 089

* Email: congtymyanh04@gmail.com

* Add: 359 Thống Nhất, Phường 11, Quận Gò Vấp, TPHCM

 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Từ khóa: Sơn chịu nhiệt 600 HẢI ÂU SK6950 màu nhũ bạc thùng 20 lít Sơn nhũ chịu nhiệt, sơn chịu nhiệt, sơn nhũ bạc, sơn đặc biệt, Sơn nhũ 300 C, sơn chịu nhiệt Hải Âu, sơn chịu nhiệt 300 độ, sơn epoxy, sơn hải âu, sơn phủ epoxy, sơn chống rỉ epoxy, sơn hải âu 2 thành phần, sơn epoxy 2 thành phần sơn sắt, sơn epoxy chống rỉ, sơn chống rỉ jotun epoxy 2 thành phần, phủ epoxy, sơn epoxy hải phòng, sơn epoxy hà nội, sơn epoxy hải âu, sơn hai thành phần epoxy, sơn chống rỉ hải âu, phủ epoxy là gì, sơn epoxy giàu kẽm, sơn epoxy 1 thành phần, báo giá sơn epoxy hải âu, bảng màu sơn epoxy hải âu, bảng giá sơn hải âu, sơn hải âu cả màu, cửa hàng sơn hải âu, sơn hải âu sơn tàu biển, bảng màu sơn hải âu, sơn chống gỉ expoxy hải âu, giá sơn hải âu, sơn chống gỉ hải âu ep702, sơn chống rỉ epoxy 2 thành phần, giá sơn chống rỉ 2 thành phần, giá sơn chống gỉ epoxy, sơn chống rỉ 2 thành phần, sơn epoxy là sơn gì, sơn phủ sàn epoxy, sơn phủ epoxy trong suốt, sơn phủ epoxy 2 thành phần, cty sơn hải âu, cách pha sơn hải âu, đại lý sơn hải âu, màu sơn hải âu, sơn tàu biển hải âu, sơn dầu hải âu, sơn chịu nhiệt hải âu, báo giá sơn epoxy hải âu, sơn hải âu tại đà nẵng, đại lý sơn hải âu quận 7 hồ chí minh, sơn kẽm hải âu, sơn bê tông hải âu, sơn chống hà hải âu